Pages

My Music

Sunday, December 2, 2012

Short story: PEOPLE IN CHAU RIVER WATERING PLACE


PEOPLE IN CHAU RIVER WATERING PLACE


By Minh Nguyet Suong
 (Dịch từ truyện ngắn NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Sau bản dich là tác phẩm Tiếng Việt được trích từ TẬP TRUYỆN NGẮN ĐẶC SẮC mà nhà văn đã gửi cho tôi)

Link to this literary worrk:



 - Born: on September 15, 1958
 - Present position: Working as an editor in the Editorial staff of Military Magazine of Literature
- Awards: for short story of Military Magazine of Literature in 1996,“Golden Writer” of the Police Magazine Literature in 1998 – 2001 and others.


*******


    The day my aunt May with her rucksack on her back got home from the front was Uncle San’s wedding Day.
Water in Chau River became dull red. Waves crashed violently onto the solitary bridge pile broken by the US bomb long ago. Flaming dusk. The sky was shrouded in dark and white clouds curling. The water level was getting higher and higher. It became a swift-flowing river that day. People on the boat to bring the bride said; “Flood from upper reaches…”
Uncle San got married to teacher Thanh in hamlet Bai on the other side of the river. There were so many people in the wedding procession that Mai and her maternal grandfather had to help them cross the river on several boat trips. The Groom, Uncle San, in white shirt with a nice tie stood on the stern of the boat with a smiling face. Whenever he smiled, the face was lit up by the gleaming white teeth. He had come back from a vocational training course in a foreign country for the last few months and now in the time of job application. The village girls in colourful shirts, men and women and the old in dyed brown clothes sat in the middle of the boat, chewing betel. Every time thinking of aunt May, Mai wanted to scuttle the boat. What a sin! But Mai seemed to be on tenterhooks, like a cat on hot bricks.
- “You should have gone to bring the Bride on an imperial boat.” said Mai with her nose in the air to uncle San.
- “Don’t make him sad, please Mai. I beg you.” Paying a quick glance at Mai’s grandfather, uncle San said.
Mai became dumbstruck to look at grandfather standing firmly on the stern rowing slowly and definitively. He looked close-mouthed, holding his head high with the fluttering snowy beard. He was doing the thing that no one had ever done before: rowing his beloved daughter’s lover to meet and bring his bride home. There was no sign of happiness nor sadness on his face. But Mai could feel violent waves in his eyes. No sooner had the last person got ashore than he sneakily wiped the tears away. He got to the thatched hut. And Mai anchored the boat.
Soon after that aunt May got back. The faded backpack hung on a shoulder. Standing on the bank, she called her father. Her voice was choked with emotion, flew and melted into the evening clouds. Mai’s grandfather stood up. His ears pricked for the shout. From the sound of the waves mixing with the wind, Mai could feel the echo of bygone day together with the shout from the children on their buffaloes’ back; “You … missed … the boat… trip!”

Mai seemed to be dreaming. But when waking up, she noticed that her grandfather was rowing halfway. On the other side, aunt May was walking lame towards the water. Grandfather rowed hurriedly. His eyes overflowed with tears… Aunt May rushed onto the boat. The boat shook violently. He embraced aunt May. His shoulders shook hard. He said in broken words; “My poor … daughter, why … are you … so late? You … miss…”
Mai got dumfounded in pouring tears. Rowing stopped. The boat was freely drifting downstream. Grandfather and aunt, one old and the other young, one intact and the other injured leaned on each other. Their shadows rocked back and forth between the vast river and flaming dusk. Feeling a fear, Mai ran along the river, calling them.

*********

Early evening.
It was a windy evening. Mai could hear the banana leaves behind the hut flapping as if the flapping noise had struck against her heart. The river flew swiftly. At times, a night heron gave lonely cries on its way home. Mai anchored the boat. Grandfather and aunt May, father ahead, daughter behind, went back to hamlet Trai. Shutting the hut door, Mai took a shortcut across the rice seed field to get home. Her three younger sisters were bewildered by their strange aunt. Grandfather unfixed aunt May’s picture edged with a string of black cloth and her Certificate for Revolutionary Martyr from the wall then put them in the trunk. Aunt May stood in front of the altar in mourning for her mother. She then leaned her head against the altar, sobbing out her heart;
“Mum! Mum! You wished me to return intact and soon bring my man and children home for you…”
Grandfather lighted three incense sticks, put them in aunt May’s arms, stood  beside her and mumbled something to his wife’s soul. Mai went out to the hibiscus hedge covered with dodders. The words WEDDING CEREMONY white on the big red background in Uncle San’s yard stuck to her eyes although Mai had no interest in looking at them. Coming home from a meeting, Mai’s father got struck dumb with astonishment like he had come across aunt May in an underworld market. Mai’s mother also got home from a visit to a new-born baby. Catching sight of aunt May from afar, she got dumfounded for a while. On getting calm, she mumbled;
-“I implored you, my sister…  Having supernatural power, you please protect and help our family. Your death anniversary is always held perfectly by Dad and me…, my sister…!”
The lamp on the altar flickered in the spiralling smoke of incense. Aunt May stood up and stepped out from the smoke;
- “My sister, Here …come I …” said aunt May in broken words.
Aunt May rushed into Mai’s mother. The two sisters embraced and weeped in great happiness. Mai’s mother palpated all over aunt May’s body and burst out sobbing when touching the remaining of her lost leg.
- “I get my eyes bone-dry from sobbing you. And now how lucky we are! It is true that a good turn deserves another. But you sat like a statue, which made me think…” Mai’s mother said.
- “Stop please. Stop! Let she have a rest please.” said Mai’s father.
Aunt May sat down on the eaves, looking out to the other side of the hibiscus hedge once in a while.
Uncle San’s wedding banquet was still going on. People were coming and leaving, laughing, cheering, and congratulating noisily, which roused half the village. Teacher Thanh, the bride, in a white shirt and silk black pants went to every table to greet people. Old Quang, Uncle San’s father, seemed so satisfied when having a good daughter-in-law;
- “Lam!” he said in an august way.
- “Yes, yes.”
- “Take more wine to the table of the family head!” …
The head of the family pointed at the bride;
- “You … you … are like a … a mouse falling into a jar of rice! If May hadn’t died in the front, you could never have become this family’s daughter-in-law! Try to give us a son baby…” said he in a drawling voice.
- “You are a bit drunk. When wine is in, wit is out. It is not good for you to say that now. Teacher Thanh and our San is a nice couple. With a well-developed rear and a large groin like her, I am sure she will give birth to a baby every one year …” said aunt Ba loudly, which drowned out the music from the old cassette.
People all burst out laughing. The head of the family slapped the cup on the table, which made wine overflow;
- “Hey, that hag …! What you … are … laughing at …? How dare you to teach me? Damned it! You are an impertinent hag. Just teach your illegitimate son …” he said in anger.
Old Quang quickly came and clasped his hands, saying;
- “Please calm down, calm down please. It is the children’s wedding day today ...”
- “But she is too insolent …”
- “Yes. She is. She is. And she daren’t say more. Lam! Turn up the music please.”
The music was turned up much louder. Crying, aunt Ba stole to the yard corner. So poor she was! Her husband had died in the front. And three years later she gave birth to a son baby. She never revealed who was her son’s father. She then was disciplined for this. There was a rumour that her allowance for a wife of revolutionary martyr was nearly withdrawn.
    All the villagers had not noticed the return of aunt May yet. Grandfather asked her about her previous things. Father consoled her. Mother dropped whatever she touched. Everyone talked in their way, incoherently. Mai’s heart was thumping. Aunt May gave Mai’s father a reluctant answer every time being asked. Her premonition became true! What an awkward situation she was in! Harsh fact had quelled her joy and desire for living. Aunt May felt a deep resentment. She lamented her fate. Having lived and fought against the enemy in every corner of the Range of Truong Son Forests, she longed for a reunion. But now when she came back, her lover was getting married to another girl. How could she bear his happy smile and  words full of satisfaction to others on the other side of the hibiscus hedge! She closed the eyes to avoid the light of the mantle from uncle San’s house. It was like hundreds of needles sticking into her bleeding heart… Opening her eyes, aunt May had a look at the cut-off leg and her sickly body…
- “How wretched my sister!” pointing at uncle San’s house, mother shouted; “How can you bear looking at them hand in hand, smiling happily???”
- “How can she stand in the yard shouting out at him now? Before getting married, he had kindly asked for father’s permission.” said father.
- “Oh, my God! My God! They are happy in my sister’s misery” mother cried lustily.
- “Shut up! It is a great luck for her to remain alive. Nothing is better than this. You should be aware of our condition.” grandfather ground his teeth and said.
There was someone asking to turn off the music from uncle San’s house. Aunt Ba whispered something to uncle San in short gasps. Not letting her finish the words, he dropped himself on the chair, holding his head. The din was replaced with the sound of the dishes collected.
Soon, uncle San rushed to Mai’s house through the hibiscus hedge. Dodder covered all over his body. Father sat with the arms clasping the knees turning his face away. Mother said vague words. Grandfather puffed on his pipe continuously. Uncle San asked everyone’s permission to talk with aunt May. She fought against tears, saying;
- “Nothing to say now. Let me be alone please.”
She then went out to the gate on her crutches. Uncle San hurriedly followed her.
- “Just a sentence, May,” said he.
-“No”.
- “Only some words, please.”
Aunt May gasped, and leaned completely against the pomelo tree.
- “I made a mistake. So bad am I! Please curse me, May.”
Uncle San hit his two hands on the tree, which made the leaves rustle.
Some sleeping birds awoke, flying up into the night. Aunt May was seized by grief.
- “You forget what date is today, don’t you? I have never thought that the day I saw you off was also the day of our separation.” said aunt May.
They were wrapped up in silence. No more words. In front of them it was not the dark night under the pomelo tree in delicate perfume but the watering place of River Chau in the Gao flower season. The path to the watering place was covered with falling red petals. From the railway station of Ghenh resounded the explosions of US bombs and antiaircraft ammunitions. Smokes were whirling in the blue sky. The destroyed span of bridge was left denuded in the middle of the river. A girl saw her darling off for a course abroad on her boat. There came suddenly a flock of B52 bombers above their heads. The girl dropped the oars, nestling her head into the protection of her lover’s chest. They were in their embraces as if no bombs and ammunitions, no separation…
    Mai came to get some water from the well. They, Uncle San and aunt May, were awakened up by the sound of the bucket touching the wall of the well.
- “You and Chau River came to my dreams every night during my stay abroad” said uncle San in fretful voice.
- “Your name appeared on every page of my diary when I were in the Range of Truong Son Forests”, aunt May said grievously.
Memory brought them back to the days when they had been apart:
The girl were living and fighting against the enemy in the front facing the danger of US bombs… and the young man was in a snowy peaceful foreign country…  Distance and time seemed shrunk in their deep love and nostalgia, which now flared up…
- “May, we will restart everything” uncle San burst out, punching the tree with his fist.
- “What have you said?” aunt May asked.
- “I will leave all to have you. We will live under one roof” replied uncle San.
Aunt May got dumfounded. She drooped. Uncle San gently propped her up. She leaned against the pile of firewood beside the Tree.
On the other side of the hibiscus hedge went back and forth the newly married pride. Once in a while, she plucked hibiscus leaves in qualm. Her arms were wound with dodders. In the bedroom, her marriage bed was waiting in the white net gleaming by the window. “Hell!” Mai happened to utter. “What would happen if…” she wondered. No breath of air. No clouds. Trees in the garden held breath. The dark was suffocating and quiet as if there was a tornado approaching from Chau river watering place.
- “No.” aunt May’s voice broke the silence of the dark night.
She rose from the firewood pile, leaned on the crutches and walked into the yard. Uncle San ran after her and clung on her shirt. Aunt May stopped;
- “No. No. We missed this life. Just let me alone and suffer everything. You should come back. She’s waiting.”
Uncle San pretended to say something more, but aunt May stopped him;
- “Don’t worry about me” taking a sigh, she continued; “Try to be kind to her.”
- “We owe you a debt of gratitude, sister!” from the other side of the hibiscus hedge, teacher Thanh said in a whining voice.
Saying nothing, aunt May turned her back. She threw the wooden crutches on the yard, collapsed and sobbed her heart out. All pent-up feelings and undeserved misfortune burst out. Crying in sniffing, mother took her to bed,. Aunt May faced the wall weeping.
A so long night.
Rats were running about on the roof, crying chit...chit… There seemed to be the sound of bamboo trees twisting tighter and tighter to each other. There seemed also to be the sound of the frame of the bed creaking in the quiet night. Aunt May sat up, leaned her back against the wall, breathed a sigh from time to time in front of the flickering oil lamp. The yellow-haired doll as a gift for her niece ticked out from the rucksack. Aunt May pulled it out, embracing and pampering it. She then took the diary, and opened page by page on which uncle San’s name appeared. She faced down on it. Her tears wetted the staining pages. Finally, she limped to the kitchen, and struck a match to make a fire. Slowly she tore each page from the diary, threw it to the fire emotionlessly. She sat there like a statue. Her image was reflected on the kitchen wall by the flaming fire. Awaking up, she hurriedly put out the fire when half of the diary was burnt.
*************

Morning.
The news that aunt May got back spread out all over the village. She was slightly ashamed to welcome visitors. Some people expressed their encouragement towards her, some with their sympathies… When they left all, she took the rucksack out to the river. She sat on the dyke distraughtly looking at the Chau River watering place covered with Gao flowers. Mai quietly took a seat beside her.
- “My aunt, It is a great luck that you are alive”, said Mai.
Aunt May didn’t seem to hear what Mai had said to her.
- “We used to sit here …” After a pause, she said in breath; “It was the Gao flower season that I saw him off…”
Taking a sigh again, she looked beyond the watering place in regret.
Father came. Pretending to be angry, he said;
- “You make me be laughed at by the villagers when you come here with a rucksack.” He continued; “But it is OK because dad doesn’t bother to come home on workdays. Now you return, I will talk this with your sister and we will build a new house for you and Dad.”
Hearing father’s words, grandfather said nothing but definitely threw the oars on the boat. Unfastening the rope from the stake, he rowed immediately across the other side to pick up passengers without looking back.
- “Don’t say more, brother-in-law.” Said aunt May to father.
Taking some steps away, father turned back and said;
- “Stay here with your aunt but don’t dive or swim. There are many shrapnel bombs left in the river.”
How provident he is! People do the fishing and casting nets here all day.
Aunt Ba, for instance, just caught a piece of bomb while groping for crabs yesterday, but nothing happened.


**********
Afternoon.
Mother pick some pomelo leaves to make washing water for aunt May’s hair. The two sisters washed hair for each other. Aunt May’s hair was dry and sparse. Before joining the Army, aunt May used to ask Mai to take her a chair for her to stand on when combing it. Mai liked her long shimmering hair very much. Every time she finished washing it, she held its root and spun  it at full speed, which made water spurt out to Mai’s face. Uncle San even got a start while peeping at her through the hibiscus hedge. In the season of madonna lilies, aunt May used to ask Mai to come to Chau basin. They used to play the game of tag. Slipping out of its hairpin, aunt May’s hair flapped in the wind like a cloud drifting and bobbing above the basin. Mai wished she someday would have a long nice smooth hair as aunt May’s. Mother and aunt May were so deeply attached to each other. They were talking in murmurs. Mai heard nothing but for mother’s sighs at times. Before going home, she said to Mai;
- “Study hard and help your grandfather to cheer your aunt up, daughter. Never leave her alone, will you?” She then said to aunt May; “You are right to come here with Dad. Even I feel unspeakably melancholy when seeing they are like a couple of doves on the other side of the hibiscus hedge.” Mai could learn how the sisterhood was in some aspects.
Since coming to the watering place, aunt May seemed sadder. At times she sat there looking beyond the river, at times she went out in sluggishly, at times she was busy cooking. When Mai was away, Grandfather and aunt May had a meal as if they had been eating rice straw. Loving his daughter, grandfather made attempts to chew and swallow in tears. Aunt May tried to please father but sometimes she left her meals untouched. In daytime, doing things could partly help to solace her sorrow but when the night came she used to start at the cry of newborn babies from the commune dispensary.
    Sometimes aunt May helped grandfather with rowing. Unfixing the false leg, she managed to get on the boat with the crutches, and rowed the boat. She never got the money from Mai’s schoolmates, which made them feel uncomfortable.
- “How can we all times get your service without paying when we are so young and healthy, aunt”? Mai’s friends said.
- “Don’t mention it. You will have to pay me when getting your salary.” said aunt May.
- “No. No. We will not pay you until you get married.” said Mai’s friends uproariously.
There appeared a fugitive sadness in aunt May’s eyes. Feeling regret They looked at each other. They then diverted the conversation. Loving aunt May so much, Mai’s friends used to take her some fruits and cakes and other things. Some even put a lily flower on the head of her bamboo bed. They were like a flock of sparrows coming and leaving in a rush, which made the watering place stirring at times but abruptly peaceful when they were gone.
    Soon, aunt May was getting better with a ruddy complexion. Her hair sprouted quickly and got longer. Sometimes she asked Mai to take a bath in the river. Her hair was rolled high on the top, which exposed her full white shoulders in the moon. Her taut breasts were caressed by the gentle flowing water and moonlight. Her eyes were glistening on the water. It was no wonder that mother often said her aunt May used to be the most beautiful in the village. “There were many young men stealing a glance at her when she was bathing in the river.” Mai got startled and look up the dyke just to see nothing but the sparkling firelight of the electric welding on the other side. They were going to build a new bridge here. Mai swam close to her;
- “You were still very young, aunt.” said Mai.
- “Playful! I am becoming an old maid while you are getting more and more beautiful.” aunt May said in reply.
Mai happened to look down on her chest with deep blush. Aunt May waggled her leg and hands hard. Her white body was drifting in the sparkling water.

**********


A new dispensary had just been built. Unable to live on the career, the senior nursing officer had resigned her job. The medical furniture, tables and beds… were left abandoned. Knowing that aunt May used to be an army doctor, the chairman of the commune insisted on her help. Aunt May finally accepted the invitation. She had difficulties coming to examine patients in rainy nights. She limped with the crutches on the rough, slippery and muddy country lanes. Every day getting to the dispensary on the nearly two hundred-meter lane, her back got wet with sweat.
- “Try to learn to ride a bicycle and I will repair the road and lay pulp stones on its surface.” said the chairman.
- “Don’t worry. I will try just like people taking exercises every day.” Aunt May replied.
There were so many footprints together with crutchprints left on the country lanes in the past few months.
    A rainy night.
    Uncle San’s wife had a premature birth. Aunt Ba tried in vain to carry out her delivery because of unusual position of the child in the womb. Mrs Thanh could not bear the pain. She shouted in hopelessness; “I … am … dying, sister. I can’t…” She then got exhausted. She was within an inch of her life. It was so far from home to the district hospital, in addition to the boat trip in the rain. Being all wet, uncle San got death pale. Aunt May came while uncle San was half crying. Aunt Ba was attached by her son Cun. He did not leave her for a while, which made her give him a smack on the bottom. Aunt Ba pulled aunt May to the eaves;
- “There is not enough time to carry her to the district hospital nor can she have an operation. San has not got a job yet. The family has lived on the money earned abroad, and no more left for medicine. Do not be involved in their misfortune!” she whispered.
Aunt May did not seem to hear what aunt Ba had said. She turned back, injecting Mrs. Thanh with desensitizer and tonic. Aunt May then slit Mrs. Thanh’s vagina, encouraged her to exert herself to deliver. Mrs. Thanh looked at aunt May with the entreating eyes.
- “Come on, dear. Try please. Now think of the child. Come…on…! Yes. Like this…” said aunt May softly.
Mrs. Thanh pursed her lips, devoted all her strength to contracting muscles.
Getting too afraid to see more, Mai ran out. After a while, she dimly heard aunt May asking aunt Ba to bandage the baby’s umbilicus. No sooner had the dawn come than aunt May finished suturing Mrs. Thanh’s wound. It stopped raining already outside yet aunt May got soaked. She sighed with relief. Aunt Ba said; “She is dark purple! Why not cry?”
    Aunt May sucked the baby’s nose with her mouth and gave it a smack on the bottom. The baby burst out wailing. Outside in the yard jumped up uncle San, shouting in happiness; “You have been saved, honey...”
    Inside the ward, aunt May bent down on the table weeping.
- “What happened”? aunt Ba said surprisingly.
    Aunt May’s cry got louder. Her cry, conveying the torment and self-pity intermixing with the longing, happiness and misery, was intermingling with the innocent wail of the new-born baby.
    Uncle San came in, confusedly. Aunt Ba said to him; “I now see. Just let her cry. Just help to bring your wife to the ward for puerperium.” Uncle San put his hands on the pushchair clumsily. And when he came back, aunt May had left. Her image was alternately appearing and merging into the drizzling rain on the rough lane to the watering place. Chau River was covered with a spray-like rain.

**********

    Uncle San’s baby daughter was named after aunt May. Aunt Ba shook her head;
“I have never seen such a difficult delivery as this for nearly twenty years working as a midwife.” said aunt Ba to aunt May. “How excellent you are! They would have had an operation on her had she been in the district hospital.” she continued.
Aunt May gave the baby some kisses on the smiling mouth. Mrs. Thanh whimpered; “We owe you all this life.”
    Aunt May gave the baby some money. Mrs. Thanh definitely refused to get it.
- “I gave it to her, not you!” said aunt May.
Uncle San stood there saying nothing. No one could read his mind.
When knowing aunt May had helped to carry out Mrs. Thanh’s delivery, father gave her a scolding;
- “Maybe you are kind to him, but he will take a stick to you. How unwise you were! If something bad had happened, they might have thought that you did it to revenge them. You might have imprisoned…!” said father to aunt May.
Aunt Ba’s pent-up resentment seemed to have chance to go off.
- “How honest! You are completely a hypocrite. I can’t keep silence any more. You pretended to be ill so that you could avoid going to the front and your brother had to make the replacement for you…” aunt Ba raised a hullabaloo.
- “Calm down please, I implore you. He is your husband and he is also my younger brother. When he died, I had responsibilities for everything.” said father.
- “Damned it! You voted on disciplining me for having a baby, didn’t you? It is your son! Here he is and take it with you!” Pulling the kid, Cun, into her lap as though father would snatch him from her, aunt Ba said.
- “My son, I am too miserable!” she cried out.
- “You got crazy! Help me soothe her, May.” Father seemed threatened, getting away on his motorbike.
- “Being female, we have to suffer much, dear. Try to bear the disadvantages. Family affairs should be kept private.” said aunt May softly.
Aunt Ba did not stop crying; “It was my fault, my fault. I was so bad!”
…At that time, all village men joined the army. Even girls like aunt May went to the front. There were only the old, matrons and children left in the village. Aunt Ba finally calmed down. Seeing Mai there, she said; “Go away, Mai. It is not your business.”
    Mai ran home as fast as she could in tears. Mai loves her mother, her three young sisters, the boy Cun, aunt Ba and aunt May. Mai was extremely angry with father. To her disappointment, father could do such kind of heinous things. Yes, he could! A proof was that some days after aunt May’s return, grandfather gave the Certificate for Revolutionary Martyr for aunt May back to the commune authorities. Father seemed worried; “Must we return the grant for revolutionary martyr?” he said to grandfather. Throwing the feather duster on the floor, grandfather put the certificate into a bag, and took it to the head office of the commune in anger. Mother burst into tears.

**********
                                                                 
Here came March of the year.
The path down to the watering place was again covered with Gao flowers.
Grandfather became weaker. He coughed at times. There could be seen a mass of cement columns and iron and steel bars on the other side of the river.
- “When the new bridge is completed, we will no more go by boat.” said father.
Thinking of the day grandfather gave up rowing, Mai happened to feel sadness. “With whom will aunt May live when grandfather is gone”? Mai asked herself.
- “What are you dreaming, Mai?” shouted father. “You mustn’t come close to the works. Sappers are those who are completely strange and flirty guys. Be protective towards yourself! Otherwise, you would get pregnant and sully the name of the family.”
How evil thoughts father had! He was doubtful about everyone. He was always afraid of being at a disadvantage. When the Commander came to ask for accommodation for sappers, he said;
- “Hey, Mr. Quang, There are so many shrapnel bombs left in the river. You must provide meals for my militiamen on the watch when you are scanning for the bombs.”
Uncle Quang jumped out of his skin when seeing aunt May’s picture on the wall. He stared at the picture as if he had found out a lost relative.
- “She is my wife’s younger sister. We got death notice from her unit before liberation.” said father to uncle Quang.
Uncle Quang got dumbstruck. His eyes blinked. He then left speechless like a halfwit…
Sappers spent all day diving in the watering place. They all looked dark, strong and meek, which made Mai’s schoolmates tease them whenever meeting. Sitting in front of the open book but Mai paid no attention to the lesson. She felt so uneasy. To her shock, mother ran back home, crying;
“So poor you are… How can this happen to u”?
Mai got so worried, and thought that it was aunt May who mother was mentioning. Father shouted out;
- “What’s going on? What happened?”
- “Aunt Ba, come and see please... It was said that she caught a bomb while groping for mussels.” said mother.
Mai ran after her father to the river in great anxiety. Seeing Mai’s father, the crowd got out of his way. Aunt May was sitting beside aunt Ba, dumfounded. Her hair was down with bone-dry eyes in a blank look. Aunt Ba no more breathed. Her body was stuck over with splinters of bomb. Blood was oozing from the wound in her chest. On the water the fishing tool was drifting.
    Coming home from aunt Ba’s funeral, father got sick. At night, he mooned about in the garden then came to the edge of the pond, and sat there till then next morning.
- “I know that before Cun’s mother breathed her last, she gave her last will that you would help bring up her son, Cun. I do not know whether I am right if you let him stay with me…” father said to aunt May.
- “Just let me raise him at present.” Aunt May said with a wave of her hand.
- “I am grateful to you.” said father.

**********

Late autumn. It was getting cool.
In the opaque sky flew flocks of cranes southwards in the shape of letter V. Village girls and women started their knitting. Grandfather had to wear warm coat every time going down the watering place. One more span of the bridge had been completed.
The sappers said that their leader Quang could not win aunt May’s heart.
People on this side of the river said that aunt May had protected the trench, and covered up for wounded soldiers. Bombs went off. The sapper in marsh fever stayed alive and intact. But one leg of the female army doctor was cut by a splinter of bomb.
People on the other side of the river said that it was impossible for uncle Quang to have a baby because he was still suffering from marsh fever.
The sappers working in the middle of the river said that uncle Quang had been searching for aunt May, who had saved his life, everywhere along river Chau.
There was a rumour from the villagers that aunt May was going to get married. But beside the watering place stood the new house of gratitude. The house was built right on the foundation of the former hut. Aunt May took a sigh;
- “We had no promise that day. He now is an engineer but I…  Am I right if…? Should I…?” thought aunt May. She then comforted Cun and lulled him to sleep.
The sappers propagated their leader Quang’s love story as a legend. But there was a fact that the soldiers could hardly sleep without the lulling spreading from the house of gratitude beside the watering place …

    River Chau at night.
There existed a harmony of universe and all living things into a shiny silvery colour. Millions of sparkling stars were reflected in the river Chau. Tired villages were sunk in sleep caressed by the mixture of fragrance of honey grass and alluvial soil. Murmuring its song of all times, Chau River stayed  awake.The watering place resounded with aunt May’s lulling voice. The hearts of the sappers working on the river vibrated with the serene intermixing with sad and sweet melody…  
NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU
                                  

Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.
Hôm ấy, nước sông Châu đỏ quạch. Sóng lớp lớp đập tung vào mố cầu đổ đứng trơ trọi giữa dòng nước từ thời bom Mỹ thả. Hoàng hôn màu đỏ ối. Mây đen, mây trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn. Nước sông Châu mỗi lúc một lên cao, chảy xiết. Đám rước dâu ngồi trên đò bảo nhau “Lũ mạn ngược đổ về...”.
Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông, Mai phải phụ với ông chèo đò chở mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa xin được việc. Chú mặc áo sơ vin, thắt cà vạt đứng ngay mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen, các bà các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá. Cứ nhớ đến dì Mây là Mai muốn đánh đắm đò. Nghĩ ác! Nhưng quả thật lòng Mai cứ bồn chồn, bứt rứt nóng như lửa đốt. Mai vênh vênh cái mặt bảo chú San.
-          Đám cưới chú đông lẽ ra phải đi thuyền rồng.
Chú chau mày.
-          Chú xin cháu. Đừng nói. Ông buồn.
Mai lặng người nhìn ông đứng trên sạp thuyền chậm rãi, dứt khoát quẫy từng nhịp chèo. Ông lầm lì, mặt ngẩng cao, chòm râu bạc trắng phau bay bay. Ông đang làm cái việc chưa từng có trên đời là chở người yêu cũ của con gái mình đi lấy vợ. Mặt ông không để lộ niềm vui hay nỗi buồn. Nhưng nhìn vào mắt ông lại cảm thấy cồn cào như có sóng. Chỉ đến khi người cuối cùng của đám rước lên bến, ông mới vội lén lấy tay áo quệt nước mắt. Ông bỏ lên lều cỏ nằm. Mai neo đò vào bến.
Đám rước dâu qua sông một lúc thì dì Mây về. Dì đeo chiếc ba lô bạc mầu toòng teng một bên vai. Dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông. Giọng dì nghèn nghẹn lẫn trong ráng chiều lúc hiện lên rất rõ, lúc nhoè đi. Ông đứng ở cửa lều cỏ dỏng tai nghe. Trong tiếng gió và sóng, Mai cảm nhận tiếng vọng của một thời xa lắc. Và loáng thoáng cả tiếng bọn trẻ chăn trâu “Cô ... ô... ơi. Lỡ đò rồi “.
 Mai cứ ngỡ mình trong mơ. Khi bừng tỉnh, Mai đã thấy ông chèo đò ra giữa dòng. Dì Mây bước tập tễnh, tập tễnh xuống bến. Ông quẫy chèo gấp gáp. Mắt ông nhoè đi. Đò kịch bến. Dì Mây nhào xuống đò. Đò ngang tròng trành, tròng trành. Ông ôm lấy dì. Đôi vai rung lên. Ông nói từng hơi đứt quãng.
-          Mây ơi, sao đến hôm nay mới về... Chậm mất rồi, con ơi.... Cha cứ tưởng...
 Mai đứng lặng, nước mắt lăn dài. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. Giật mình, Mai chạy dọc triền sông, thảng thốt gọi ông, gọi dì.


Chập tối.
Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. Chuối sau túp lều cỏ rung tàu lá lật bật. Nước sông Châu chảy xa xá, vài con két đi ăn về muộn thỉnh thoảng kêu lạc loài giữa không trung. Mai rốn lại neo chặt đò. Ông đi trước, dì Mây thập thễnh theo sau về xóm Trại. Đóng xong cửa túp lều ở bến sông, Mai vội tắt qua đám mạ về nhà. Ba đứa em gái lạ dì, trố mắt đứng nhìn. Ông gỡ tấm ảnh dì Mây viền đen trong khung kính và bằng Tổ quốc ghi công cất vào tủ. Dì Mây đứng trước bàn thờ chịu tang bà. Dì gục đầu cạnh bát hương, nức nở.
-          Ối u ơi là u ơi! Ngày con đi u bảo cầu mong cho bom đạn tránh người. Lúc đi chín, lúc về mười, lấy chồng cho u bế cháu....
Ông thắp ba nén nhang đặt vào tay dì Mây. Ông cũng đứng bên dì, lẩm bẩm như nói với người cõi âm. Mai thẫn thờ bỏ ra ngoài đứng bên hàng râm bụt leo đầy dây tơ hồng. Không muốn nhìn nhưng chữ song hỷ cắt bằng giấy bạc trên phông cưới chú San cứ đập vào mắt. Bố đi họp về há hốc miệng ngỡ ngàng cứ như bất chợt gặp dì Mây ở chợ âm phủ. Mẹ đi thăm bà đẻ cũng đã về. Đến sân, mẹ ngơ ngác đứng ngây như trời trồng rồi lắp bắp.
-          Chị lậy em... Em sống khôn chết thiêng... Ông và chị thờ, cúng em đúng ngày đúng tháng... Nhà đang làm ăn yên ổn đừng hiện về ám các cháu....
Dì Mây đứng dậy. Đèn trên ban thờ chật chờn, khói hương quyện quanh người dì.
-          Chị ơi!. - Chỉ có vậy và dì lặng đi. - Em đây... Mây đây... chị ơi.
Lúc này thì mẹ bừng tỉnh. Dì Mây nhào đến, hai chị em ôm ghì lấy nhau. Mẹ sờ sờ nắn nắn khắp người dì, chạm phải chân cụt, mẹ nấc lên, rồi sụt sùi. Dì Mây cũng lau nước mắt. Mẹ bảo:
-          Chị khóc dì khô nước mắt. Ở hiền gặp lành, phúc ông bà ông vải to lắm mới có ngày hôm nay. Mà khiếp, dì ngồi như tượng, khói hương phủ lên đầu lên vai, chị cứ tưởng....
Bố bảo:
-          Thôi, thôi. Vừa mới về để cho dì ấy nghỉ.
Dì Mây ngồi xuống hiên, chốc chốc lại nhìn sang bên kia hàng râm bụt.
Bên chú San, cỗ cưới vẫn chưa tàn. Người ra vào tấp nập, cười nói, chúc tụng vang một góc làng. Cô Thanh mặc quần láng Nam Định, áo pôpơlin trắng loá đi từng bàn tiếp thức ăn. Ông Quảng được dâu hiền, nét mặt sung mãn. Ông tất bật.
-          Thằng Lẫm đâu?
-          Dạ, dạ.
-          Mâm cụ trưởng hết rượu.
Lại tiếng dạ ngoăn ngoắt, rồi tiếng chân chạy cỗ rộn rịch. Cụ trưởng lè nhè, chỉ vào cô Thanh.
-          Cháu... cháu... chuột sa chĩnh gạo nhá. Cái Mây không báo tử... thì cháu đếch được làm dâu cái nhà này... Cố mà đẻ một thằng cu...
Thím Ba toang toác át cả tiếng nhạc thoát ra từ đài cát sét cũ.
-          Cụ ơi! Cụ chếnh choáng rồi. Rượu vào lời ra. Cụ nói lúc này không tiện đâu. Danh giá cô Thanh chẳng kém gì cậu San nhà ta. To mông, rộng háng, lưng hơi gù thế kia, cứ sòn sòn năm một...
Đám cỗ cười ồ lên. Cụ Trưởng đặt mạnh chén mắt trâu xuống mâm, rượu sóng sánh tràn ra.
-          Con mẹ kia... cười gì... Mày dạy ông phỏng. Láo! Về mà dạy thằng con hoang nhà mày nhá...
Ông Quảng chạy lại chắp tay vái lia lịa.
-          Tôi xin ông... Ngày vui của các cháu...
-          Nhưng mà nó láo...
-          Vâng cháu nó biết lỗi rồi, có nói năng nữa đâu. Thằng Lẫm đâu mở nhạc to lên.
Tiếng máy khọt khẹt, nhạc ầm lên. Thím Ba đã lui ra góc sân từ lúc nào ngồi thút thít. Khổ thân thím. Chú hy sinh ba năm, thím đẻ em bé. Hỏi bố thằng Cún là ai. Thím giấu không nói. Cuối cùng kỷ luật, một mình gánh chịu. Nghe đâu suýt bị cắt cả tiêu chuẩn vợ liệt sỹ.
Bên nhà ông, hàng xóm vẫn chưa biết dì Mây về. Cả nhà nói chuyện chủng chẳng. Ông hỏi bâng quơ những chuyện xưa xa lắc. Bố an ủi dì Mây cao số. Chuyện trò chẳng biết vui hay buồn. Mẹ đụng phải cái gì cũng rơi, cũng vỡ. Tim Mây đập thon thót. Thỉnh thoảng bố hỏi, dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để ở bên nhà chú San. Dì linh cảm điều bất hạnh đã xảy ra. Trớ trêu quá! Sự thật phũ phàng đã dập tắt niềm vui và khát vọng của dì. Dì Mây bẽ bàng, cô đơn. Dì hận. Dì tủi. Lặn lội khắp nẻo đường Trường Sơn, dì mong mỏi ngày gặp lại. Thế mà người ta có biết dì về đâu. Người ta đang sung sướng, hạnh phúc kìa. Lại còn cười nữa trời ơi. Dì Mây nhắm mắt lại trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn châm, chích vào trái tim dì đang rỉ máu... Dì mở mắt. Xót xa nhìn cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt...
-          Khốn nạn cái thân em tôi. - Mẹ chỉ sang nhà chú San. - Kia kìa, người ta đang nắm tay nhau chướng mắt lắm. Dì chịu ngồi thế này à?
Bố bảo:
-          Chả lẽ đứng giữa sân mà hô hống. Trước lúc đi lấy vợ người ta cũng sang thưa chuyện tử tế.
Chỉ chờ có thế mẹ lu loa.
-          Giời ơi là giời. Người ta sung sướng để em tôi khốn khổ, khốn nạn thế này...
Ông nghiến răng hầm hừ.
-          Bớt bớt cái mồm cho tôi nhờ. Vác được cái xác về là mừng. Còn mong gì hơn nữa. Phải biết thân phận mình chớ.
Bên nhà chú San có tiếng quát tắt nhạc. Thím Ba hổn hển đến ghé sát tai chú San thì thầm. Hình như chưa hết câu chú đã ngồi phịch xuống ghế ôm đầu. Những âm thanh ồn ào lắng lại chỉ còn tiếng thu dọn bát đĩa kêu lách cách.
Một lát sau, chú San rẽ hàng râm bụt bổ sang. Người chú quấn đầy dây tơ hồng. Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu rít liên tục. Chú San nhận lỗi, xin phép được nói chuyện với dì. Dì Mây nuốt nước mắt vào trong.
-          Giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi.
Dì chống nạng gỗ lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ. Chú San đứng phắt dậy đi theo.
-          Cho anh nói một câu.
-          Không.
-          Anh chỉ xin nói một câu thôi.
Dì Mây thở hổn hển, tay vin cành dựa hẳn vào cây bưởi.
-          Anh có lỗi. Anh tệ quá. Mây cứ chửi mắng anh đi.
Chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút lên không trung. Dì Mây tức tưởi.
- Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không. Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày ly biệt”.
Họ lặng im, không ai nói gì nữa. Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sông. Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lối xuống đò. Phía ga Gềnh xa xa ì ùng tiếng bom Mỹ thả. Đạn cao xạ lụp bụp nổ. Từng đám khói tròn đen trắng lẩn vẩn trên nền trời xanh ngắt. Nhịp cầu bị bom đánh sập trơ ở bến sông. Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh. Bỗng máy bay rẹt qua đầu. Người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
Mai ra múc nước, gầu va vào thành giếng. Hai người bừng tỉnh. Giọng chú San bồi hồi.
-          Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu.
Tiếng dì Mây da diết:
-          Ngày ở Trường Sơn, trang nhật ký nào cũng có tên anh.
Hồi ức trở về những ngày xa nhau. Một thời đã qua ở hai khung trời xa cách lại hiện lên. Người con gái ở Trường Sơn đạn nổ bom rơi, người con trai ở xứ bạn đầy hoa tuyết trắng rơi êm ả, thanh bình... Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bất chợt, cồn cào, da diết. Chú San đột nhiên vung tay đấm rung cành bưởi.
-          Mây, chúng ta sẽ làm lại.
-          San, anh nói gì thế?
-          Anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau.
Dì Mây lặng đi, người rũ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống. Chú San sẽ sàng đỡ dì ngồi xuống đống củi xếp cạnh gốc cây bưởi.
Bên kia hàng râm bụt cô Thanh đi đi lại lại. Chốc chốc cô lại dứt lá râm bụt xoàn xoạt. Dây tơ hồng quấn quýt ở tay cô. Trong buồng hạnh phúc, giường cưới bỏ ngỏ, màn trắng thấp thoáng qua cửa sổ. “Chết thật!”. Mai buột miệng thốt lên. Tình thế này chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Trên đầu không thấy gió thổi, mây bay. Và cây trong vườn đứng im phăng phắc. Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
-          Không. - Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng.
Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển.
-          Thôi, thôi, lỡ rồi. Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi.
Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại.
-          Anh đừng lo cho tôi. - Dì thở dài đánh thượt. - Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.
Cô Thanh đứng bên kia hàng râm bụt mếu máo nói với sang.
-          Chị ơi, chúng em ơn chị.
Không đáp lại, dì Mây quay ngoắt lưng, chẳng biết mặt cô Thanh lúc ấy tròn hay méo. Dì ném xoạch đôi nạng gỗ xuống sân, ôm mặt khóc hu hu. Dì khóc như chưa bao giờ được khóc. Bao oan khúc tức tưởi dồn nén chặt vỡ oà ra. Mẹ thút thít dìu dì Mây vào trong nhà. Dì nằm úp mặt vào tường thổn thức.
Đêm dài quá.
Chuột trên mái nhà đuổi nhau kêu chí choé. Có tiếng ken két như thân tre vặn mình sát vào nhau. Lại có tiếng cọt kẹt như tiếng dát giường kêu vọng trong đêm sâu vắng. Thở dài. Chốc chốc lại thở dài, dì Mây dựa lưng vào vách, một chân còn lại bó gối. Dì ngồi rất lâu trước ngọn đèn dầu tù mù. Con búp bê tóc vàng trong túi cóc ba lô chưa kịp cho lũ trẻ lòi ra. Dì Mây ngắm nghía. Dì ôm chặt nó vào lòng, đu đưa, nâng niu. Chán, dì lại lôi quyển nhật ký lật từng trang, trang nào cũng có tên chú San. Dì úp quyển nhật ký vào mặt. Nước mắt nhoè lên các dòng chữ trên giấy đã ố vàng. Cuối cùng, dì khập khễnh xuống bếp. Bật diêm, dì ngồi chậm rãi xé từng trang, từng trang ném vào lửa. Mặt dì lạnh tanh vô hồn. Dì ngồi như tượng. Lửa cháy xanh, leo lét, chập chờn in hình dì lên vách bếp. Lúc sau, dì giật mình, hoảng hốt dập lửa. Quyển nhật ký xé tung, đã đốt cháy một nửa.
Sáng.
Tin dì mây về loang đi khắp xóm Trại. Dì Mây ngượng ngùng tiếp khách. Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa. Nửa buổi, vãn khách, dì Mây lại khoác ba lô ra lều cỏ. Dì ngồi trên bờ đê cao ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ rắc đầy bến sông Châu. Mai se sẽ ngồi bên.
-          Dì ơi, dì về được nhà là mừng lắm. Người còn là quí nhất, dì ơi.
Dì Mây mơ màng như không nghe Mai nói. Dì khe khẽ, thì thầm.
-          Ngày xưa, dì và chú San thường ngồi ở bến sông này... - Lặng đi một lát, lại nói tiếp trong hơi thở. - Dì chèo đò đưa chú đi học cũng vào mùa hoa gạo...
Dì thở dài, nuối tiếc. Đôi mắt nhìn xa xăm.
Bố ra bến sông Châu. Làm mặt giận, bố bảo:
-          Dì làm thế, dân làng chửi mặt tôi. - Rồi bố nói luôn. - Thôi cũng tiện, ngày thường ông có chịu về nhà đâu. Dì ở đây gần ông. Tôi bảo chị phụ thêm cất căn nhà mới.
Ông lặng thinh, ném sầm cái chèo lên đò. Ông gỡ neo không thèm ngoái lại, chèo phăng sang bờ bên kia đón khách. Dì Mây bảo:
-          Anh về đi, đừng nói năng gì nữa. - Bố đi mấy bước còn quay lại dặn. - Mày ở với dì đừng có ngụp lặn, mò móc, dưới sông còn sót bom bi.
Bố lo xa quá. Người ta suốt ngày quăng chài bắt cá, bắt tôm. Hôm qua, thím Ba đun te bắt rạm, xúc phải cả mảnh bom. Có thấy ai chết đâu.
 Chiều chiều.
Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau. Tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa. Ngày chưa đi bộ đội, dì thường sai Mai lấy ghế đẩu cho dì đứng lên chải tóc. Tóc dì đen óng mượt. Những lúc gội đầu xong, dì nắm sát chân tóc quay mù mịt. Bao nhiêu hạt nước li ti bắn ra rơi cả vào mặt Mai. Chú San nấp bên hàng râm bụt vạch lá nhìn trộm cũng giật mình. Mùa hoa loa kèn, dì Mây rủ Mai ra triền sông chơi. Hai dì cháu đuổi nhau. Chạy ngược chiều gió thổi, tóc dì xổ tung bay bồng bềnh, bồng bềnh như mây. Mai thầm ước khi thành thiếu nữ có mái tóc mây dài đẹp như dì. Mẹ và dì Mây nặng tình quá. Hai chị em rủ rỉ rù rì chuyện trò. Mai chẳng rõ, chỉ thấy chốc chốc mẹ thở dài. Lúc về, mẹ dặn:
-          Mai, chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhẩy cẫng đi chơi bỏ dì ngồi một mình. - Mẹ lại bảo. - Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột.
Mai lờ mờ hiểu được câu “Chị em gái như trái cau non”.
Từ ngày ra bến sông Châu, dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngồi ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Vắng Mai, chỉ còn ông và dì, hai bố con chòi chọi, ăn được bữa cơm đến khốn khổ. Ông thương dì, cố nhai, cố nuốt, mắt ngân ngấn nước. Dì cũng não lòng, có hôm bỏ bữa. Ban ngày đi lại còn khuây khoả. Ban đêm nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá xã vọng sang, dì Mây lại giật mình thon thót.
Dì Mây thỉnh thoảng cũng phụ với ông chèo đò. Dì bỏ chân giả, chống nạng gỗ khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi, hai tay cầm chèo quẫy nước. Lũ bạn Mai đi học cấp ba trường huyện chẳng bao giờ dì lấy tiền đò. Đi nhờ mãi cũng ngại, bọn nó bảo:
-          Chúng cháu sức dài vai rộng, dì giúp mãi, ngại quá.
-          Đáng là bao, cho chúng mày nợ đến nữa có lương rồi trả.
Bọn nó nhao nhao:
-          Ứ trả đâu. Chúng cháu dồn lại, dì lấy chồng đi mừng luôn thể.
Dì Mây chợt thoáng buồn. Chúng nó kín đáo nhìn nhau nói lảng sang chuyện khác. Thương dì, mỗi lần qua chúng nó bỏ vào lều có khi thì hoa quả, lúc lại bánh trái. Có đứa còn ngắt cành hoa loa kèn to cắm ở đầu chõng tre dì nằm nữa. Lũ bạn Mai như một đàn chim sẻ chợt ùa đến, thoắt bay đi, làm cho bến sông Châu lúc ồn ào náo động, lúc lại im ắng, buồn tẻ.
 Về một thời gian, tóc dì Mây mọc thêm, da dẻ hồng hào trở lại. Đêm trăng sáng. Dì Mây búi tóc cao trên gáy rủ Mai xuống bến sông tắm. Nước sông Châu chảy êm đềm mát rượi. Vai dì Mây để trần. Trăng sáng lấp loá trên ngực dì căng đầy. Cổ dì Mây trắng ngần, mắt dì sáng lên, lung linh, huyền hoặc. Thảo nào mẹ thường nói “Ngày xưa dì đẹp nhất làng”. Mẹ cũng bảo “Có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Mai chột dạ ngước lên, chỉ thấy triền đê cao ngút. Bờ bên kia lấp loá ánh lửa hàn. Họ đang sắp bắc cầu. Mai bơi lại gần.
-          Dì ơi, dì còn trẻ lắm.
-          Nỡm ạ. Dì sắp thành bà cô rồi đấy. Còn mày nữa. Tao cứ ngày một già đi, mày lại cứ phổng phao ra.
Mai cúi nhìn xuống ngực, tự nhiên bừng đỏ mặt. Dì Mây quẫy mình, một chân còn lại quẫy nước, hai tay sải mạnh, người lấp loá trên sông đầy ánh bạc. Sóng nước lao xao.


Làng xây trạm xá mới. Bà y sĩ trưởng trạm không sống nổi với nghề bỏ việc. Thiếu người, bàn ghế, giường tủ để trơ trỏng. Biết dì là quân y sỹ Trường Sơn, ông Chủ tịch xã nói khó với dì ra giúp. Dì Mây trở lại nghề. Khổ nhất là những đêm trời mưa người ta gọi dì Mây đến khám tại nhà. Đường quê khấp khểnh sống trâu, dì bước đầy bước hụt. Con đường từ bến sông đến trạm xã có vài trăm mét, dì cậm cạch bước, lưng thấm đẫm mồ hôi. Ông Chủ tịch xã bảo:
-          Tập xe đạp đi, tôi cho người sửa đường rải đá mạt.
-          Trạm xá còn thiếu thuốc. Tôi cố, cũng như người tập thể dục.
Mấy tháng rồi, lúc trời mưa con đường đầy dấu chân tròn in vào đất phù sa.
 Đêm mưa.
Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng. Thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba loay hoay đỡ mãi, cô Thanh không đẻ được. Cô cứ luôn mồm kêu:
-          Chị Ba ơi... Em chết mất... Em đau quá ....
Cô đuối dần không còn sức rặn, một hai phần sống tám chín phần chết. Đường lên huyện xa lắc. Đò ngang cách trở. Mưa gió dầm dề. Người ướt lướt thướt, chú San mặt cắt không còn một hạt máu. Dì Mây khoát áo mưa đến. Chú San đang dở khóc dở mếu. Thím Ba lại vướng thằng Cún. Nó khóc ngằn ngặt không rời thím nửa bước. Thím bực mình đét vào đít nó một cái.
-          Con với cái. Rõ khổ.
Thím Ba kéo dì Mây ra ngoài hiên, rỉ tai:
-          Đưa lên huyện không kịp mà động dao kéo vào cũng không cứu nổi. Nhà nó, chồng lêu bêu chưa xin được việc. Ba cái đồng bạc đi nước ngoài về ăn hết rồi tiền đâu thuốc men. Vạ lây. Mày khốn.
Như thể không nghe thím Ba nói, dì Mây tiêm thuốc tê, thuốc trợ sức, rạch rộng rồi bảo cô Thanh cố rặn. Cô Thanh nhìn dì Mây bằng con mắt sợ hãi, cầu cứu. Dì nhỏ nhẹ:
-          Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào... Cố lên em... Cố lên...
Cô Thanh mím môi, oằn mình dồn sức. Khiếp quá! Mai chạy ra ngoài đứng. Lúc sau, nghe loáng thoáng tiếng dì Mây bảo thím Ba băng lại rốn cho đứa bé. Dì Mây khâu xong vừa lúc trời rạng, mưa ngớt từ lúc nào. Mồ hôi dì vã ra như tắm. Dì Mây thở phào. Thím Ba bảo:
-          Mặt nó tím ngắt mà không khóc.
Dì Mây ghé miệng vào mũi nó mút mút rồi phát nhẹ vào đít nó một cái. Tiếng oe oe bật ra. Chú San ở ngoài nhẩy cẫng lên.
-          Sống rồi. Con ơi...
Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ khóc tức tưởi.
-    Ơ cái con này. - Thím Ba ngạc nhiên.
Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn.
Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo:
-          Tôi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóc. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ.
Chú San lóng ngóng vịn vào xe đẩy. Khi chú San quay lại. Dì Mây không còn ở đó nữa. Dưới nền trời bàng bạc là muôn triệu hạt mưa bụi li ti, giăng giăng bay trắng dòng sông Châu. Bóng dì Mây thấp thoáng trong bụi mưa, bước thấp, bước cao, ở phía cuối con đường về bến.
 Mấy ngày sau, chú San đặt tên con bé cũng là Mây. Thím Ba lắc đầu lè lưỡi.
-          Khiếp quá! Gần hai mươi năm tao làm bà đỡ, chưa thấy ca nào khó thế. - Thím bảo dì Mây. - Mày tài thật. Đưa lên huyện là họ mổ toác cái bụng ra ấy chứ.
Dì Mây thơm thơm cái miệng nhỏ xinh xinh của con bé đang chóp chép. Cô Thanh sướt mướt.
-          Nhà em ơn chị đời đời.
Dì Mây cho con bé ít tiền. Cô Thanh chối đây đẩy.
-          Tôi cho nó chứ có cho cô đâu. - Dì Mây bảo thế.
Chú San đứng im, chả biết chú nghĩ gì.
Bố biết, mắng:
-          Có khi làm phúc phải tội. Dì dại. Lỡ không may người ta nghi trả thù. Không đổ máu cũng vào tù như bỡn.
Dường như uất ức từ lâu, chỉ chờ có thế, thím Ba xả ra hết.
-          Hay hớn quá. Đạo đức giả tuốt. Giờ tôi chẳng giấu giếm nữa. Anh giả vờ bệnh tật ở nhà hưởng phú quý thái bình, đẩy em trai đi lính thế thân...
-          Tôi xin thím. Chú ấy là chồng thím nhưng là em tôi. Chú ấy chết. Tôi lo liệu.
-          Lo cái chó gì. Họp chi bộ anh vẫn giơ tay biểu quyết kỷ luật tôi. Con trai anh đấy. Thằng Cún đấy. Anh mang về mà nuôi. - Nói vậy, nhưng thím lại kéo thằng Cún vào lòng như sợ người ta bắt mất. Thím nức nở. - Con ơi, mẹ khổ lắm.
Bố hoảng.
-          Thím này điên rồi. Dì Mây nói hộ tôi.
Rồi bố phóng xe môbilét vù đi. Dì Mây vỗ về.
-          Đời người đàn bà khổ lắm. Chị ơi nghiến răng mà chịu. Đẹp tốt phô ra, xấu xa che lại.
Thím Ba vẫn khóc ời ời: “Mà cũng tại tôi. Tôi tệ quá, tệ quá!”.
Ngày ấy, trai tráng trong làng đi bộ đội hết, đến như dì Mây cũng ra chiến trường. Làng toàn nạ dòng, người già với trẻ con. Chẳng biết thím Ba đáng thương hay đáng tội. Thím Ba ngớt khóc, nhìn thấy Mai, thím đuổi.
-          Mày đi ngay. Chuyện người lớn biết đâu bỏ đấy nhá.
Mai chạy về nhà như ma đuổi, không khóc nhưng nước mắt cứ trào ra. Thương mẹ, thương ba đứa em gái, thương thằng Cún, thím Ba, dì Mây. Mai giận bố. Lại có chuyện động trời như thế. Mà bố dám làm mọi điều lắm. Mai nhớ sau mấy hôm dì Mây về, ông mang bằng Tổ quốc ghi công trả cho xã. Bố bảo “Chẳng biết người ta có lấy lại tiền tuất không nhỉ.” Đang phủi bụi, ông giận, bực mình ném phất trần xuống nền nhà rồi bỏ cả khung kính lẫn bằng vào túi, đi về trụ sở uỷ ban. Mẹ nước mắt lưng tròng.


Tháng ba lại về.
Hoa gạo nở rắc đầy lối xuống sông. Ông độ này yếu, thỉnh thoảng ho khúc khắc. Bờ bên kia ngổn ngang cọc xi măng, sắt thép. Bố bảo:
-          Nay mai có cây cầu mới hết cảnh đò giang cách trở.
Mai chợt buồn, nghĩ đến ngày ông gác chèo, lên bờ. Ông yếu nhiều, bước chậm rồi. Nghĩ dại, ông chết dì Mây ở với ai? Bố quát:
-          Ơ kìa mày nghĩ vẩn vơ cái gì thế. Cấm ra chỗ người ta làm. Lính công binh trúng thầu toàn những thằng lạ hoắc, mồm mép như tép nhẩy. Lớ xớ phải lòng nhau, ễch bụng ra bằng bôi tro trát trấu vào mặt tao.
Bố nghĩ đen tối quá. Gặp ai bố cũng nghi ngờ, cảnh giác. Hôm Chỉ huy đến liên hệ cho bộ đội tập kết xây cầu, bố còn mặc cả:
-          Chú Quang này. Bến sông đầy bom bi chưa nổ. Lúc rà bom tôi cho dân quân gác, đơn vị chú phải nuôi cơm.
Thấy ảnh dì Mây đội mũ tai bèo treo trên tường, chú Quang giật mình, nhìn trân trân như bắt gặp người thân. Bố bảo:
-          Em gái nhà tôi đấy. Người ta báo tử từ dạo chưa giải phóng.
Chú Quang lặng người. Hai mắt chớp chớp. Như người mất hồn, chú ngẩn ngơ về...
Lính công binh làm cầu rà bom suốt ngày ngụp lặn ở bến sông Châu. Người nào cũng đen ngòm, khoẻ như vâm, nhưng trông hiền khô. Lũ bạn Mai đi học qua suốt ngày trêu chọc... Ngồi trước trang sách, đầu óc Mai cứ để ở đâu đâu. Khổ thế! Người nôn nao bứt rứt không yên.
Mẹ hốt hoảng chạy về nhà la lối.
-          Ối em ơi là em ơi ời... Em sống khôn thác thiêng....
Lo quá, Mai cứ nghĩ dì Mây... Bố quát:
-          Cái gì? Nói đi nào... cứ ông ổng khóc.
-          Thím Ba... Mình ra mà coi... Người ta bảo thím đun te vướng bom bi.
Hoảng quá, Mai chạy theo bố ra bến sông. Chân cứ díu lại, trống ngực đánh thình thịch, tức thở. Người ta bọc vòng trong vòng ngoài. Bố đến, mọi người dãn ra. Dì Mây ngồi cạnh thím Ba, im phắc. Tóc dì xoã ra, mắt ráo hoảnh vô hồn như nhìn về cõi xa xăm. Thím Ba đã tắt thở. Bom bi nổ găm đầy người lỗ chỗ. Máu ở ngực thím vẫn còn rỉ ra. Dưới sông te lưới nổi lập lờ, lập lờ.
 Đám ma thím Ba về, bố xọp hẳn người. Ban đêm thơ thẩn trong vườn lại ra cầu ao ngồi. Sáng bố bảo dì Mây:
-          Tôi biết lúc sắp tắt thở, mẹ thằng Cún trăn trối để dì nuôi cháu. Tôi nghĩ chẳng biết có phải không. Dì cho nó về ở với tôi....
Dì Mây gạt đi.
-          Cứ để tôi nuôi cháu, sau sẽ liệu.
-          Tôi ơn dì.


Cuối thu trời hơi se lạnh.
Giữa nền trời mờ đục, sếu từng đàn giăng giăng hình chữ V bay mải miết về phương Nam tránh rét. Trong làng thêm nhiều người đan áo. Ông mặc ấm mỗi lần xuống bến. Lính công binh bắc thêm một nhịp cầu. Họ kháo nhau thủ trưởng tán dì Mây không đổ. Ở bờ bên này họ bảo.
-          Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ, người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô y sĩ Trường Sơn mảnh đạn phạt mất một chân.
Bên kia bờ sông họ bảo:
-          Chú Quang sốt rét vẫn còn hành hạ, lấy vợ chắc gì đã có con.
Lính đúc móng giữa dòng lại nói:
-          Chú Quang đi suốt dọc sông Châu tìm cô y sĩ Trường Sơn đã cứu mình thoát nạn.
Dân xóm trại thì đồn:
-          Dì Mây sắp lấy chồng.
Còn bên bến sông Châu là ngôi nhà tình nghĩa dựng ngay trên nền căn lều cũ, dì Mây thở dài.
-          Ngày ấy ở Trường Sơn có hẹn ước gì đâu. Bây giờ người ta đã là kỹ sư. Còn mình... liệu có nên không. - Rồi dì lại vỗ về ầu ơ ru thằng Cún ngủ.
Chuyện tình của thủ trưởng, chẳng biết có thật không, lính tráng truyền nhau thêu dệt như huyền thoại. Nhưng có một sự thật chẳng hề nói quá: Đêm nào vắng tiếng ru vọng ra từ căn nhà mới xây bên bến sông Châu là những người lính công binh thao thức hoài, khó ngủ...


Đêm sông Châu.
Đất trời như giao hoà một màu bàng bạc. Muôn triệu vì sao chi chít, nhấp nháy, rắc đầy xuống bến sông. Làng quê lam lũ, mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Mùi hương cỏ mật lẫn vào nồng nàn đất phù sa đang dậy lên. Sông Châu thao thức. Sóng vỗ về, rì rầm bài ca ngàn xưa của đất trời. Văng vẳng trong đêm tiếng dì Mây ru thằng Cún ngủ. Giọng ầu ơ từ bến sông Châu lan xa, vang vọng. Lính công binh bắc cầu chợt dừng tay hàn, lắng nghe. Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm  ái, mênh mang, ngân nga tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hoà vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.
                                                                             

No comments:

Post a Comment